This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

Vắc xin “Phế cầu 13” phòng các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và các bệnh do phế cầu khuẩn đã có ở Việt Nam

  


Vắc xin “Phế cầu 13” phòng các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và các bệnh do phế cầu khuẩn đã có ở Việt Nam

Vắc xin “Phế cầu 13” là gì?

Phế cầu 13” là vắc xin phòng được 13 chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) khác nhau, phòng các bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn gây nguy hiểm cho trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… do phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae gây ra.



“Phế cầu 13” được sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn; đặc biệt là đối tượng trẻ lớn quá tuổi tiêm vắc xin phế cầu của Bỉ, người lớn có nhu cầu tiêm chủng phòng bệnh, và người có bệnh mãn tính như tiểu đường, tắc nghẽn phổi mãn tính COPD, người bị suy giảm hệ miễn dịch…

Vì sao nên tiêm vắc xin “Phế cầu 13”?

Trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn nên tiêm vắc xin “Phế cầu 13” để phòng các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra

Bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn:

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân cướp đi nhiều sinh mạng trẻ em nhất trên thế giới. Theo số liệu của các tổ chức về sức khỏe cộng đồng quốc tế, năm 2018 có hơn 800.000 trẻ đã chết do bệnh viêm phổi. Với trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ tử vong vì viêm phổi lên tới 15%. Cứ mỗi 39 giây thế giới có một em bé chết vì viêm phổi. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi và khoảng 4.000 trẻ tử vong vì 4 căn bệnh nguy hiểm này.

Viêm phổi do phế cầu khuẩn không chỉ nguy hiểm với trẻ nhỏ mà còn là nguyên nhân gây tử vong nhanh ở người cao tuổi, người có bệnh mãn tính, người có sức đề kháng giảm… Bệnh có thể tiến triển nhanh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Nếu may mắn khỏi bệnh, người bệnh cũng có thể mắc di chứng mù, điếc, liệt và chậm phát triển thần kinh…

Bệnh viêm màng não do phế cầu khuẩn:

Viêm màng não do vi khuẩn phế cầu là bệnh lý nghiêm trọng làm màng não (lớp vỏ bao ngoài bảo vệ não và tủy sống) bị viêm. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tê liệt chân tay, động kinh, điếc, mù, phù não, hôn mê thậm chí tử vong.

Bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn:

Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae (40-50%), vi khuẩn Haemophilus influenzae và NTHi (30-40%) cũng là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có hơn 350 triệu ca mắc viêm tai giữa cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hầu hết các ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Hơn một phần ba trong số đó, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới một tuổi sẽ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm, thậm chí phải can thiệp phẫu thuật.

Không chỉ là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, mà người lớn cũng có khả năng mắc bệnh viêm tai giữa. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, viêm xương chũm, liệt mặt, áp xe não, viêm màng não…

Trường hợp nếu người lớn bị viêm tai giữa do viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, áp xe dưới màng cứng, viêm não, viêm màng não hay áp xe não… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Bệnh nhiễm trùng máu do phế cầu khuẩn:

Có đến 20% trẻ em thiệt mạng do nhiễm trùng máu gây ra. Người lớn cũng chiếm tỷ lệ mắc bệnh khá cao, đặc biệt tỷ lệ bệnh ở người cao tuổi gấp 13 lần so với người trẻ vì hệ miễn dịch của họ bị suy yếu, dễ bị vi khuẩn phế cầu tấn công vào máu gây nhiễm trùng.

Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) là căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu, sản sinh ra những độc tố khiến trẻ bị nhiễm độc. Nhiễm trùng máu sẽ gây tổn thương các cơ quan như gan, thận… khiến cơ thể người bệnh bị suy giảm mạnh. Bệnh còn gây ra rối loạn máu đông trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến chân tay cũng như các cơ quan nội tạng khác, đồng nghĩa với việc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng và oxy.

Vắc xin “Phế cầu 13” do tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới – Pfizer (xuất xứ Anh) – nghiên cứu sản xuất, được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và được chứng minh hiệu quả trong phòng ngừa các chủng phế cầu phổ biến gây bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) cho trẻ em lẫn người lớn. Nếu được tiêm phòng các bệnh do phế cầu, người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính sẽ giảm nguy cơ phải nhập viện điều trị do cơn COPD kịch phát, giảm chi phí điều trị.

Vắc xin “Phế cầu 13” hoạt động như thế nào?

Vắc xin “Phế cầu 13” hoạt động bằng cách “dạy” hệ miễn dịch cách tự vệ chống lại bệnh tật. Khi một người được tiêm vắc xin, hệ miễn dịch sẽ nhận ra các bộ phận của cơ thể bị vi khuẩn, virus xâm nhập và sẽ tạo ra các kháng thể nhanh hơn khi tiếp xúc với vi khuẩn. Điều này giúp bảo vệ chống lại bệnh tật.

Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể khác nhau cho mỗi virus, vi khuẩn gây bệnh mà nó bắt gặp. Điều này tạo ra một nhóm các kháng thể giúp bảo vệ cơ thể chống chọi lại các căn bệnh khác nhau.

Vắc xin “Phế cầu 13” chứa các polysacarit từ 13 loại S. pneumoniae khác nhau (huyết thanh 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F). Loại vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch tạo kháng thể chống lại những vi khuẩn này và được dùng để ngăn ngừa các bệnh mà chúng có thể gây ra. Vắc xin “Phế cầu 13” được sử dụng để chủng ngừa cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn.

Đối tượng nào cần tiêm vắc xin “Phế cầu 13”?

Vắc xin “Phế cầu 13” phòng phế cầu khuẩn được sử dụng cho trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi, người trưởng thành có hệ miễn dịch suy yếu, người già. Phác đồ tiêm phụ thuộc vào độ tuổi bắt đầu tiêm mũi “Phế cầu 13” đầu tiên.

Bệnh nhân mắc bệnh phổi như lao phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính COPD, bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp… được chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh cũng tiêm được vắc xin “Phế cầu 13” mà không cần phải ra nước ngoài.

Không dùng vắc xin “Phế cầu 13” trong những trường hợp nào?

· Tránh dùng vắc xin “Phế cầu 13” trong thai kỳ.

· Không tiêm vắc xin “Phế cầu 13” với người quá mẫn cảm với thành phần trong vắc xin hoặc với độc tố bạch hầu.

· Không tiêm vắc xin “Phế cầu 13” ở bệnh nhân giảm tiểu cầu hoặc bất kỳ rối loạn đông máu nào.

· Không dùng thuốc hạ sốt (Paracetamol) đồng thời hoặc trong cùng ngày tiêm vắc xin “Phế cầu 13”.

Phác đồ tiêm vắc xin “Phế cầu 13”?

1. Trẻ em từ 2 – 6 tháng tuổi:

Lịch tiêm cơ bản:

· Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

· Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng

· Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng

Lịch tiêm nhắc:

· Mũi 4: Tiêm khi trẻ 11 – 15 tháng tuổi

· Lưu ý: Mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng

2. Trẻ em từ 7 – 11 tháng tuổi

Lịch tiêm cơ bản:

· Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

· Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng

Lịch tiêm nhắc:

· Mũi 3: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi

· Lưu ý: Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng

Trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi:

· Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

· Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng

3. Trẻ em từ 24 tháng tuổi – người lớn

· Tiêm 1 mũi duy nhất

Lưu ý:

Vắc xin “Phế cầu 13” là vắc xin tiêm bắp và vị trí thích hợp là mặt trước bên đùi của trẻ nhỏ hoặc cơ delta cánh tay ở trẻ trên 5 tuổi, người trưởng thành, người già.

Vắc xin “Phế cầu 13” thường an toàn. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp một số phản ứng phụ thông thường sau tiêm nhưng không đáng kể như đau tại vết tiêm, đôi khi sưng, ửng đỏ. Có thể sốt nhẹ, kém ăn, ngủ kém đối với trẻ em. Riêng người lớn có thể đau khớp, đau cơ, mệt mỏi. Phản ứng phụ thường thoáng qua và sẽ hết sau 1-2 ngày.

Hiện tại, phòng tiêm chủng vắc xin Xuân Tuyên luôn có sẵn Vắc xin để phục vụ:

Mọi thông tin tư vấn xin được liên hệ số điện thoại: 0936051176 Ths, Bs. Nguyễn Văn Xuân

Nguồn: mims.com

 



        Phủ lý, ngày 7 tháng 11 năm 2021

Phòng tiêm chủng vacxin Xuân Tuyên

                                 

 

 

 

                    

 

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

DỰ PHÒNG VÀ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

 








Ung thư đại-trực tràng  là loại ung thư xuất hiện và phát triển tại đại tràng và trực tràng. Đây bệnh lý ung thư đường tiêu hóa phổ biến, có tỷ lệ mắc cao thứ ba và tỷ lệ tử vong cao thứ tư trong các bệnh ung thư hay gặp trên thế giới.

Hình ảnh ung thư đại tràng phát hiện qua nội soi

 

Vai trò quan trọng của sàng lọc ung thư đại trực tràng

Sàng lọc là quá trình tìm kiếm phát hiện ung thư hoặc tiền ung thư khi người bệnh chưa có triệu chứng lâm sàng của bệnh. Sàng lọc thường xuyên ung thư đại-trực tràng là vũ khí quan trọng nhất trong chẩn đoán sớm và điều trị ung thư đại-trực tràng. Tỷ lệ tử vong do ung thư đại-trực tràng đã giảm trong vài chục năm gần đây và một trong những lý do là sự phát hiện sớm các polyp ở đại-trực tràng khi sàng lọc trước khi chúng phát triển thành ung thư. Một polyp đại-trực tràng cần thời gian 10-15 năm để phát triển thành ung thư. Việc sàng lọc thường xuyên giúp phát hiện và cắt bỏ các polyp trước khi phát triển thành ung thư và do đó có thể dự phòng nhiều trường hợp ung thư đại-trực tràng. Sàng lọc thường xuyên cũng giúp phát hiện sớm ung thư đại-trực tràng khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, di căn và việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.

Hình 2. Quá trình tiến triển tự nhiên của polyp thành ung thư đại-trực tràng

Hình 2. Quá trình tiến triển tự nhiên của polyp thành ung thư đại-trực tràng

Khi ung thư đại-tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống thêm tương đối sau 5 năm đạt tới 90%. Tuy nhiên, tại Mỹ chỉ có 4 trong 10 ca ung thư đại-trực tràng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Tỷ lệ sống thêm của bệnh nhân giảm thấp rõ rệt khi ung thư đại-trực tràng đã xâm lấn, di căn. Đáng tiếc là chỉ có trên 50% người Mỹ có nguy cơ bị ung thư đại-trực tràng được sàng lọc. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có chương trình sàng lọc ung thư đại-trực tràng cho cộng đồng và đa số bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn bệnh đã tiến triển.

1.   Các yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng

Yếu tố nguy cơ là các yếu tố có thể ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh của con người. Các loại ung thư khác nhau có các yếu tố nguy cơ khác nhau. Có một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như hút thuốc nhưng có các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như tuổi và tiền sử gia đình. Tuy nhiên, có một hoặc thậm chí nhiều yếu tố nguy cơ cũng không có nghĩa là sẽ bị bệnh và có một số người bị bệnh nhưng lại không có yếu tố nguy cơ nào.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị ung thư đại-trực tràng bao gồm:

- Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

+ Béo phì.

+ Ít hoạt động thể lực.

+ Chế độ ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu, gan) và thịt chế biến công nghiệp (xúc xích, thức ăn nhanh), thịt nấu ở nhiệt độ rất cao (rán, nướng).

+ Hút thuốc.

+ Uống nhiều rượu bia.

- Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:

+ Tuổi cao: tuổi càng cao càng có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng, đặc biệt nguy cơ tăng cao rõ rệt sau 50 tuổi.

+ Tiền sử bị polyp hoặc ung thư đại-trực tràng.

+ Tiền sử bị viêm đại-trực tràng, bao gồm cả bệnh Crohn.

+ Tiền sử gia đình bị ung thư hoặc polyp dạng tuyến đại-trực tràng: theo thống kê cứ 1 trong 5 bệnh nhân ung thư đại-trực tràng có thành viên trong gia đình cũng bị ung thư đại-trực tràng, thường gặp nhất ở bố mẹ, anh chị em ruột.

+ Các hội chứng di truyền: 5 – 10% bệnh nhân ung thư đại-trực tràng có các đột biến gen di truyền, phổ biến nhất là các trường hợp bị đa polyp dạng tuyến gia đình (familial adenomatous polyposis - FAP) và hội chứng Lynch (ung thư đại tràng không đa polyp di truyền – hereditary non-polyposis colon cancer – HNPCC). Các bệnh nhân này thường bị bệnh khi tuổi còn trẻ.

+ Chủng tộc và dân tộc: người Mỹ gốc Phi và người Do Thái gốc Đông Âu có tỷ lệ mắc và tử vong ung thư đại-trực tràng cao nhất trong các nhóm chủng tộc.
+ Đái tháo đường tuýp 2: bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ cao và tiên lượng kém hơn khi được chẩn đoán ung thư đại trực tràng.

2.   Dự phòng ung thư đại-trực tràng

Không thể dự phònghoàn toàn được ung thư đại-trực tràng nhưng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách sàng lọc và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.

- Sàng lọc ung thư đại-trực tràng

Với sàng lọc thường xuyên, đa số polyp đại-trực tràng được phát hiện và cắt bỏ trước khi phát triển thành ung thư. Sàng lọc cũng giúp phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm có khả năng điều trị khỏi cao.

Hội ung thư Mỹ khuyến cáo nên bắt đầu sàng lọc ở lứa tuổi 50 cho những người không có nguy cơ cao bị ung thư đại-trực tràng. Đối với những người có nguy cơ cao như có tiền sử gia đình bị ung thư đại-trực tràng có thể có lợi ích khi sàng lọc ở lứa tuổi trẻ hơn. Nếu có tiền sử gia đình bị ung thư đại-trực tràng và có các yếu tố nguy cơ của ung thư đại-trực tràng, bạn nên đến khám bác sỹ chuyên khoa ung thư để được tư vấn về nguy cơ mắc bệnh và các biện pháp sàng lọc cũng như xét nghiệm gen di truyền.

- Điều chỉnh cân nặng, hoạt động thể lực và chế độ ăn

+ Giảm cân, tránh béo phì, đặc biệt béo bụng.

+ Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên với cường độ mạnh.

+ Chế độ ăn nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thịt đỏ và thịt đã qua chế biến công nghiệp.

+ Không uống nhiều bia, rượu.

+ Không hút thuốc.

+ Bổ sung canxi và vitamin D.

+ Sử dụng thường xuyên aspirin và các thuốc non-steroid khác làm giảm nguy cơ bị ung thư đại-trực tràng tuy nhiên các thuốc này có thể gây dụng phụ trên dạ dày. Do đó cần tư vấn bác sỹ trước khi quyết định uống thường xuyên các loại thuốc này.
+ Liệu pháp hormone cho phụ nữ mãn kinh: dùng estrogen và progesterone sau khi mãn kinh làm giảm nguy cơ bị ung thư đại-trực tràng nhưng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và bệnh lý tim mạch.Do đó cần thảo luận với bác sỹ về các lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng liệu pháp hormon.

3. Các triệu chứng của ung thư đại-trực tràng

Ung thư đại-trực tràng giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, do đó sàng lọc được khuyến cáo cho tất cả mọi người trên 50 tuổi.

Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng bao gồm:

- Sự thay đổi trong thói quen đại tiện như tiêu chảy, táo bón hoặc phân dẹt kéo dài trong một vài ngày.

- Cảm giác buồn đi ngoài và đi ngoài không hết.

- Đại tiện ra máu lẫn với phân, đại tiện phân màu đen.

- Đau bụng.

- Yếu, mệt mỏi thường xuyên.

- Giảm cân không rõ nguyên nhân


4. Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại-trực tràng

4.1. Các phương pháp phát hiện cả polyp và ung thư đại-trực tràng

- Nội soi đại tràng sigma ống mềm: là kỹ thuật xâm nhập, có thể đánh giá trực tiếp tổn thương và can thiệp sinh thiết khối u hoặc cắt polyp.

- Nội soi đại tràng: đánh giá toàn bộ khung đại tràng và trực tràng, có thể sinh thiết khối u hoặc cắt polyp nếu phát hiện được khi nội soi. 

- Chụp khung đại tràng cản quang kép: nếu phát hiện hoặc nghi ngờ tổn thương cần tiến hành soi đại tràng để đánh giá xác chẩn.

- Chụp cắt lớp vi tính đại tràng có dựng hình nội soi ảo: là kỹ thuật không xâm nhập, có thể thay thế cho nội soi đại-trực tràng khi bệnh nhân không muốn hoặc không thể nội soi đại trực tràng ống mềm. Tuy nhiên không thể sinh thiết khối u hoặc cắt polyp.


4.2. Các phương pháp chỉ phát hiện ung thư đại-trực tràng

- Xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phân (fecal occult blood test): do các mạch máu của polyp hoặc khối u đại-trực tràng thường dễ bị tổn thương khi phân đi qua, gây chảy máu vi thể, máu dính vào phân, hiếm khi nhìn thấy bằng mắt thường. Đây là xét nghiệm đơn giản, dễ làm với chi phí thấp, có thể tiến hành tại nhà. Máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân như polyp, ung thư, viêm loét đại trực tràng, trĩ… Do đó nếu xét nghiệm dương tính cần nội soi đại-trực tràng ống mềm để kiểm tra.
- Xét nghiệm hóa miễn dịch phân (fecal immunochemical test): phát hiện hemoglobin protein là thành phần trong hồng cầu của người. Xét nghiệm này còn chưa phổ biến tại Việt Nam.

- Xét nghiệm DNA trong phân (stool DNA test): phát hiện các bất thường AND do đột biến gen của các tế bào ung thư đại-trực tràng. Xét nghiệm này chưa được tiến hành tại Việt Nam.


5. Khuyến cáo của Hội Ung thư Mỹ về sàng lọc ung thư đại-trực tràng

5.1. Đối với người có nguy cơ mắc bệnh trung bình (trên 50 tuổi)

- Nội soi đại tràng sigma ống mềm mỗi 5 năm

- Nội soi đại tràng mỗi 10 năm.

- Chụp cản quang kép dùng thuốc thụt barium mỗi 5 năm*.

- Chụp cắt lớp vi tính đại tràng nội soi ảo mỗi 5 năm*.

- Xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân hàng năm*.

- Xét nghiệm hóa miễn dịch phân hàng năm*.

- Xét nghiệm tìm DNA mỗi 3 năm*.

*: Nếu kết quả các xét nghiệm này dương tính cần nội soi đại tràng kiểm tra.


5.2. Đối với người có nguy cơ cao bị ung thư đại-trực tràng

Những người có yếu tố nguy cơ cao bị ung thư đại-trực tràng bao gồm:

- Có tiền sử bị ung thư đại-trực tràng hoặc đa polyp.

- Có tiền sử viêm ruột: vêm loét đại tràng, bệnh Crohn. 

- Có tiền sử gia đình bị ung thư đại-trực tràng hoặc polyp.

- Có tiền sử gia đình bị các hội chứng ung thư đại-trực tràng di truyền: hội chứng đa

polyp gia đình hoặc hội chứng Lynch.

Những người này nên bắt đầu sàng lọc sớm trước 50 tuổi và tiến hành thường xuyên hơn.

Ung thư đại-trực tràng có tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao và có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt. Có thể dự phòng căn bệnh này bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý. Các biện pháp sàng lọc ung thư đại-trực tràng nên được áp dụng đối với người trên 50 tuổi và người có nguy cơ cao bị ung thư đại-trực tràng. Sàng lọc có ý nghĩa quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, chẩn đoán khi bệnh còn ở giai đoạn sớm giúp điều trị hiệu quả, giảm tỷ lệ tái phát và tử vong cho người bệnh. Nếu bạn trên 50 tuổi hoặc có nguy cơ cao bị ung thư đại-trực tràng, nên đến khám và tư vấn tại các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín và kinh nghiệm về sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư đại-trực tràng. Hiện nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có thể thực hiện được tất cả các phương pháp sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư đại-trực tràng với chất lượng cao.

Bệnh nhân cần tư vấn về dự phòng, sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư đại-trực tràng xin liên hệ Phòng khám Xuân Tuyên, Đ/c: Số 11 Đường 24 - 8, Lê Hồng Phong, Phủ Lý, Hà Nam. 

HOTLINE: 0936051176


Nguồn: American Cancer Society, Colorectal cancer prevention and early detection.

 



Phủ lý, ngày 26 tháng 10 năm 2020

Phòng khám Xuân Tuyên

 

 

 

 

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

Quảng cáo vàng

Quảng cáo vàng

Sàn giao dịch thương mại điện tử rất hữu ích, có rất nhiều thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp, đặc sản vùng miền.... để biết thêm thông tin chi tiết, mời các bạn ghé thăm trang web: https://quangcaovang.com.vn/

https://www.youtube.com/watch?v=Gu0odce0v3Q&t=145s



Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

 

Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Xuân: được thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 06A8005690 vào ngày 05/6/2015 và sửa đổi lần 1 vào ngày 25/11/2019, được đại diện bởi ông Nguyễn Văn Xuân.


Phòng khám nội tổng hợp Xuân Tuyên:

Trực thuộc hộ kinh doanh được cấp phép và thành lập theo quyết định số: 00009/HNA-GPHD do sở y tế Hà Nam cấp ngày 12/4/2017 trụ sở làm việc tại Thôn 2, xã Phù Vân, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam và được cấp lại lần 1 do chuyển địa điểm phòng khám đến trụ sở làm việc tại Số 11, đường 24 tháng 8, tổ 3, phường Lê Hồng Phong, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam vào ngày 12/3/2020.

Phòng tiêm chủng vắc xin Xuân Tuyên:



Trực thuộc phòng khám nội tổng hợp Xuân Tuyên được sở Y tế Hà Nam công nhận cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định của chính phủ theo công văn số: 121/ SYT-NVY ngày 11/2/2020, phòng tiêm chủng vắc xin Xuân Tuyên đạt chứng chỉ Đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc – GSP theo công văn số: 02/2020/GSP ngày 1/2/2020 của sở y tế Hà Nam.

Phòng X quang Xuân Tuyên: trực thuộc hộ kinh doanh được cấp phép và thành lập theo quyết định số: 00147/HNA-GPHD do sở y tế Hà Nam cấp ngày 12/3/2020.

Sau gần 5 năm hoạt động, hộ kinh doanh đã phát triển mạng lưới khách hàng khám sức khỏe, chữa bệnh rộng khắp đại bàn tỉnh Hà Nam.

Phòng khám nội tổng hợp Xuân Tuyên đang từng bước khẳng định uy tín của một phòng khám năng động, có khả năng chăm sóc những khách hàng khó tính nhất và có trách nhiệm với cộng đồng. Trong 5 năm hoạt động, tỉ trọng tăng trưởng hàng năm của phòng khám đạt trung bình ở mức 140%. Đây là con số minh chứng giúp cho chúng ta tự tin về sự phát triển của Công ty trong tương lai.

Tầm nhìn: cùng với sự phát triển, phòng khám nội tổng hợp Xuân Tuyên luôn hướng đến cải tiến quy trình quản lý, chất lượng dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Đây cũng là cơ sở nền tảng để tiếp tục mở rộng mạng lưới khách hàng, giữ vững tỉ lệ tăng trưởng về doanh thu và tiến tới mở rộng chuỗi phòng khám chuyên khoa tại các tỉnh thành miền Bắc cũng như tiến vào thị trường miền Nam trong tương lai gần.

Với tôn chỉ hoạt động:Sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi, Phòng khám nội tổng hợp Xuân Tuyên đang ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ phòng khám đang cung cấp bao gồm: khám chữa bệnh nội khoa, khám chẩn đoán hình ảnh, tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tại nhà.

TRIẾT LÝ

Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tuyệt vời, với các tiêu chí:

·         CÁ NHÂN giới thiệu cho gia đình và người thân;

·         BÁC SĨ giới thiệu cho người bệnh;

·         DOANH NGHIỆP lựa chọn cho khách hàng của họ;

·         Người lao động cảm thấy tự hào khi được làm tại đây.

 


 

CƠ CẤU TỔ CHỨC







TRỤ SỞ LÀM VIỆC 


 


Địa chỉ trụ sở chính: Số 11, đường 24 tháng 8, tổ 3, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Điện thoại: 0936 051176 - 0934 859432

Hotline: 0936 051176

Email: xuanhanam76@gmail.com

Website: https://phongkhamxuantuyen.blogspot.com/

https://www.facebook.com/phongkhamxuantuyen/