This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016


THÔNG TIN VỀ CHỈ SỐ BMI
BMI (Body mass Index) là chỉ số được tính từ chiều cao và cân nặng, là một chỉ số đáng tin cậy về sự mập ốm của một người.
BMI không đo lường trực tiếp mỡ của cơ thể nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng BMI tương quan với đo mỡ trực tiếp. BMI là phương pháp không tốn kém và dễ thực hiện để tầm soát vấn đề sức khoẻ.


1. Sử dụng BMI như thế nào?
BMI được sử dụng như là một công cụ tầm soát để xác định trọng lượng thích hợp cho người lớn. Tuy nhiên, BMI không phải là công cụ chẩn đoán. Ví dụ, một người có chỉ số BMI cao, để xác định trọng lượng có phải là một nguy cơ cho sức khoẻ không thì các bác sĩ cần thực hiện thêm các đánh giá khác. Những đánh giá này gồm đo độ dày nếp da, đánh giá chế độ ăn, hoạt động thể lực, tiền sử gia đình và các sàng lọc sức khoẻ khác.
2. Tại sao Cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ - CDC sử dụng BMI để xác định sự thừa cân và béo phì?
Tính chỉ số BMI là một phương pháp tốt nhất để đánh giá thừa cân và béo phì cho một quần thể dân chúng. Để tính chỉ số BMI, người ta chỉ yêu cầu đo chiều cao và cân nặng, không tốn kém và dễ thực hiện. Sử dụng chỉ số BMI cho phép người ta so sánh tình trạng cân nặng của họ với quần thể nói chung. Công thức tính BMI theo đơn vị kilograms và mét (xem cách tính dưới đây)
Cách tính và đánh giá chỉ số BMI như thế nào? 

-  Cách đánh giá chỉ số BMI 
Đối với người lớn từ 20 tuổi trở lên, Sử dụng bảng phân loại chuẩn cho cả nam và nữ để đánh giá chỉ số BMI.
- BMI <16: Gầy độ III
- 16 ≤ BMI <17: Gầy độ II
- 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I
- 18.5 ≤ BMI <25: Bình thường
- 25 ≤ BMI <30: Thừa cân
- 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1
- 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II
- BMI >40: Béo phì độ III

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

SAY NẮNG, SAY NÓNG: ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT.



SAY NẮNG, SAY NÓNG: ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT.
1. Say nắng, say nóng là gì?
Say nắng say nóng là tình trạng cơ thể bị rối loạn điều hòa thân nhiệt do làm việc, sinh hoạt trong điều kiện nắng, nóng trên 36oC, độ ẩm không khí lớn, bí gió.
2. Say nắng, say nóng có những dấu hiệu như thế nào?
Người bị say nắng, say nóng sẽ có những dấu hiệu: người mệt mỏi, vã mồ hôi, mặt đỏ, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, sốt cao 42-44 oC … không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến hôn mê, co giật, nạn nhân có thể tử vong.
3. Xử trí thế nào khi bị say nắng, say nóng?
-         Chuyển ngay ra nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát;
-         Uống nước mát cho đỡ khát;
-         Tắm mát, chườm mát, quạt mát;
-         Không chườm đá trực tiếp lên da sẽ gây co mạch, làm giảm thải nhiệt và gây bỏng lạnh;
-         Không nên dùng thuốc hạ nhiệt vì thuốc không có tác dụng hạ sốt mà thuốc còn có thể gây thêm tổn thương cho gan;
-         Trường hợp xử trí ban đầu không có kết quả và có biểu hiện nặng hơn cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
4. Ai là người có nguy cơ bị say nắng, say nóng
Tất cả những người làm việc trong môi trường: nắng, nóng trên 36oC độ ẩm không khí lớn hơn 80%, bí gió đều có thể bị say nóng, say nắng, nhưng một số đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao hơn như:
-         Trẻ em;
-         Người già;
-         Phụ nữ có thai và sản phụ;
-         Người mắc bệnh tim mạch;
-         Người bị viêm nhiễm, suy dinh dưỡng.
5. Làm gì để phòng tránh tác hại của nắng, nóng?
-         Luôn tạo môi trường thoáng, mát, tránh nắng;
-         Hạn chế làm việc, di chuyển ngoài trời nắng nóng vào những giờ cao điểm từ 11 giờ trưa tới 16 giờ chiều;
-         Nếu phải làm việc, di chuyển ngoài trời nắng nóng cần đội nón mũ che kín đầu và gáy. Mặc quần áo thoáng, mát, sáng mầu để dễ thoát mồ hôi, thoát nhiệt và tránh hấp thu nhiệt từ môi trường;
-         Uống nhiều nước khi khát, nước nên pha thêm một chút muối hoặc Oresol;
-         Không nên quá gắng sức. Khi cảm thấy mệt mỏi, vào chỗ râm mát nghỉ ngơi;
-         Khi làm việc dưới nắng không nên uống rượu, cà phê gây đi tiểu nhiều làm mất nước;
-         Khi ngủ trong phòng có điều hòa không khí nên để nhiệt độ phòng 27-28oC;
-         Hạn chế ra vào liên tục khi phòng có sử dụng điều hòa không khí để tránh Shock nhiệt.


Phòng khám Xuân Tuyên