This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE - ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT UPDATE


BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE - ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT
Hiện nay bệnh dịch sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, tính đến tuần 33 cả nước đã ghi nhận 90.629 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, 24 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016 (54.003/17) số mắc tăng 67,8%, số tử vong tăng 7 trường hợp. So với số liệu 5 tuần trước đây (49.209/tuần 28) số mắc đã tăng gần gấp đôi.
Vậy bệnh sốt xuất huyết là gì? biểu hiện của bệnh thế nào? các biện pháp phòng tránh bệnh ra sao? Hy vọng một số thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh cùng với các biện pháp phòng tránh nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn.
1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue là gì?
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi vằn truyền. Hiện nay bệnh vẫn không có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng nên có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mọi người đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn.


2. Bệnh sốt xuất huyết Dengue biểu hiện như thế nào?
Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểmgiai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm ca bệnh, điều trị đúng và kịp thời sẽ hạn chế được số ca tử vong.
Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 – 7 ngày và có thể có các dấu hiệu sau:
+ Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: có  chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.
+ Da xung huyết, phát ban.
+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
Bệnh nhân chuyển nặng khi có thêm các dấu hiệu sau:
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
- Gan to > 2 cm.
- Nôn - nhiều.
- Xuất huyết niêm mạc.
- Tiểu ít.
- Sốc: mạch nhanh, huyết áp tụt, kẹt.
- Xuất huyết nặng
Cần phát hiện sớm các dấu hiêu chuyển nặng để chuyển viện điều trị kịp thời, tránh tử vong.
3. Bệnh lây lan như thế nào?
Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue là Aedes aegypti và Aedes albopictus – còn gọi là muỗi vằn. Diệt muỗi, đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy là biện pháp tốt nhất phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue.
Muỗi vằn (hay còn gọi là muỗi hoa) truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue là loài muỗi ưa thích đốt hút máu người nên thường sống trong nhà và đậu nghỉ ở chỗ ẩm, tối hoặc các vật dụng có mùi mồ hôi người như trong nhà vệ sinh, buồng tắm, quần áo mặc dở, mũ xe máy, mũ len, mũ vải, rèm, giá sách. Muỗi có thể đốt người cả ngày nhưng thường nhiều hơn vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Muỗi vằn thường đẻ trứng ở các đồ vật chứa nước sạch trong và xung quanh nhà như: bể, thùng, xô chậu chứa nước ăn; bể chứa nước rửa, nước dội nhà vệ sinh; các bể cảnh, hòn non bộ, chậu cây cảnh, lọ hoa có nước; các phế liệu phế thải đọng nước mưa…. Vào mùa hè hay mùa mưa nhiều, độ ẩm và nhiệt độ cao, có nhiều ổ nước đọng cùng với những dụng cụ tích trữ nước ăn, nước sinh hoạt là điều kiện thuận lợi cho các loại muỗi phát triển, trong đó có loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
4. Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu chưa?
Chưa, tuy nhiên bệnh dịch có thể được khống chế nếu phát hiện sớm, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình phòng tránh bệnh.
5. Để phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue cần thực hiện các biện pháp gì?
Để diệt muỗi và bọ gậy của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, chúng ta không nên tự ý mua hóa chất diệt muỗi về phun vì nếu phun không đúng kỹ thuật, không đúng liều lượng và không đúng chủng loại hóa chất đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng sẽ không có hiệu quả diệt muỗi, ngược lại còn ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, người già và người mắc các bệnh mãn tính về đường hô hấp hoặc làm tăng tính kháng của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue. Khi có nhu cầu về phun hóa chất diệt muỗi cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn như Trung tâm y tế các huyện, tỉnh, thành phố, hoặc Viện Vệ sinh-Dịch tễ, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng.


Để diệt bọ gậy, chúng ta có thể thực hiện thường xuyên các biện pháp đơn giản, rẻ tiền như sau:
+ Thả cá vào các bể, phi chứa nước, hòn non bộ; bể cảnh (cá thường dùng là các loại cá nhỏ như cá muỗi, cá bảy màu, cá rô, cá sóc…)
+ Thay nước 1 tuần/1 lần với các lọ hoa, cây cảnh có nước;
+ Thu gom phế liệu phế thải 1 tuần/ 1 lần;
+ Che đậy các dụng cụ có khả năng đọng nước trong và xung quanh nhà;
+ Thả Abate (hóa chất diệt bọ gậy) vào các chậu cảnh, bể cảnh có nước theo hướng dẫn của cán bộ y tế xã phường.
Để chủ động phòng chống sốt xuất huyết Dengue, chúng ta cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
  1. Hàng tuần chủ động thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy; giữ vệ sinh môi trường nơi sinh sống.
  2. Ngủ nằm màn tránh muỗi đốt kể cả ban ngày;
  3. Chủ động, tích cực phối hợp với cán bộ Y tế và Ban, Ngành, Đoàn thể trong các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết;
  4. Đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng nghi sốt xuất huyết Dengue để được khám, tư vấn; không nên tự ý điều trị tại nhà;
  5. Thông báo ngay cho Trạm y tế công ty/xã, phường hoặc Trung tâm Y tế các quận, huyện khi phát hiện có người nghi mắc bệnh.
Lưu ý:
Nếu có sốt cao, mặt đỏ mà không kèm theo dấu hiệu viêm đường hô hấp trên như sổ mũi, ho; uống thuốc hạ sốt nhưng lại sốt lại ngay sau 4-5h thì phải coi chừng sốt xuất huyết Dengue.

Tài liệu tham khảo:
Thông tin chi tiết về bệnh, danh sách địa phương có dịch bệnh số xuất huyết tham khảo tại Website Cục Y tế dự phòng: vncdc.gov.vn và Bộ Y tế: moh.gov.vn.


Ngày 15 tháng 9 năm 2017

Phòng khám Xuân Tuyên

           


Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE - ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT
Hiện nay bệnh dịch sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng, tính đến tuần 28 cả nước đã ghi nhận 49.209 ca mắc bệnh sốt xuất huyết. 10 tỉnh/thành phố trong cả nước có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Hà Nội, An Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Tiền Giang.
Vậy bệnh sốt xuất huyết là gì? biểu hiện của bệnh thế nào? các biện pháp phòng tránh bệnh ra sao? Hy vọng một số thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh cùng với các biện pháp phòng tránh nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn.
1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue là gì?
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi vằn truyền. Hiện nay bệnh vẫn không có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng nên có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mọi người đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn.
2. Bệnh sốt xuất huyết Dengue biểu hiện như thế nào?
Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểmgiai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm ca bệnh, điều trị đúng và kịp thời sẽ hạn chế được số ca tử vong.
Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 – 7 ngày và có thể có các dấu hiệu sau:
+ Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: có  chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.
+ Da xung huyết, phát ban.
+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
Bệnh nhân chuyển nặng khi có thêm các dấu hiệu sau:
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
- Gan to > 2 cm.
- Nôn - nhiều.
- Xuất huyết niêm mạc.
- Tiểu ít.
- Sốc: mạch nhanh, huyết áp tụt, kẹt.
- Xuất huyết nặng
Cần phát hiện sớm các dấu hiêu chuyển nặng để chuyển viện điều trị kịp thời, tránh tử vong.
3. Bệnh lây lan như thế nào?
Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue là Aedes aegypti và Aedes albopictus – còn gọi là muỗi vằn. Diệt muỗi, đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy là biện pháp tốt nhất phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue.
Muỗi vằn (hay còn gọi là muỗi hoa) truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue là loài muỗi ưa thích đốt hút máu người nên thường sống trong nhà và đậu nghỉ ở chỗ ẩm, tối hoặc các vật dụng có mùi mồ hôi người như trong nhà vệ sinh, buồng tắm, quần áo mặc dở, mũ xe máy, mũ len, mũ vải, rèm, giá sách. Muỗi có thể đốt người cả ngày nhưng thường nhiều hơn vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Muỗi vằn thường đẻ trứng ở các đồ vật chứa nước sạch trong và xung quanh nhà như: bể, thùng, xô chậu chứa nước ăn; bể chứa nước rửa, nước dội nhà vệ sinh; các bể cảnh, hòn non bộ, chậu cây cảnh, lọ hoa có nước; các phế liệu phế thải đọng nước mưa…. Vào mùa hè hay mùa mưa nhiều, độ ẩm và nhiệt độ cao, có nhiều ổ nước đọng cùng với những dụng cụ tích trữ nước ăn, nước sinh hoạt là điều kiện thuận lợi cho các loại muỗi phát triển, trong đó có loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
4. Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu chưa?
Chưa, tuy nhiên bệnh dịch có thể được khống chế nếu phát hiện sớm, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình phòng tránh bệnh.
5. Để phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue cần thực hiện các biện pháp gì?
Để diệt muỗi và bọ gậy của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, chúng ta không nên tự ý mua hóa chất diệt muỗi về phun vì nếu phun không đúng kỹ thuật, không đúng liều lượng và không đúng chủng loại hóa chất đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng sẽ không có hiệu quả diệt muỗi, ngược lại còn ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, người già và người mắc các bệnh mãn tính về đường hô hấp hoặc làm tăng tính kháng của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue. Khi có nhu cầu về phun hóa chất diệt muỗi cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn như Trung tâm y tế các huyện, tỉnh, thành phố, hoặc Viện Vệ sinh-Dịch tễ, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng.


Để diệt bọ gậy, chúng ta có thể thực hiện thường xuyên các biện pháp đơn giản, rẻ tiền như sau:
+ Thả cá vào các bể, phi chứa nước, hòn non bộ; bể cảnh (cá thường dùng là các loại cá nhỏ như cá muỗi, cá bảy màu, cá rô, cá sóc…)
+ Thay nước 1 tuần/1 lần với các lọ hoa, cây cảnh có nước;
+ Thu gom phế liệu phế thải 1 tuần/ 1 lần;
+ Che đậy các dụng cụ có khả năng đọng nước trong và xung quanh nhà;
+ Thả Abate (hóa chất diệt bọ gậy) vào các chậu cảnh, bể cảnh có nước theo hướng dẫn của cán bộ y tế xã phường.
Để chủ động phòng chống sốt xuất huyết Dengue, chúng ta cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
  1. Hàng tuần chủ động thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy; giữ vệ sinh môi trường nơi sinh sống.
  2. Ngủ nằm màn tránh muỗi đốt kể cả ban ngày;
  3. Chủ động, tích cực phối hợp với cán bộ Y tế và Ban, Ngành, Đoàn thể trong các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết;
  4. Đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng nghi sốt xuất huyết Dengue để được khám, tư vấn; không nên tự ý điều trị tại nhà;
  5. Thông báo ngay cho Trạm y tế công ty/xã, phường hoặc Trung tâm Y tế các quận, huyện khi phát hiện có người nghi mắc bệnh.
Lưu ý:
Nếu có sốt cao, mặt đỏ mà không kèm theo dấu hiệu viêm đường hô hấp trên như sổ mũi, ho; uống thuốc hạ sốt nhưng lại sốt lại ngay sau 4-5h thì phải coi chừng sốt xuất huyết Dengue.

Tài liệu tham khảo:
Thông tin chi tiết về bệnh, danh sách địa phương có dịch bệnh số xuất huyết tham khảo tại Website Cục Y tế dự phòng: vncdc.gov.vn và Bộ Y tế: moh.gov.vn.


Ngày 24 tháng 7 năm 2017

Phòng khám Xuân Tuyên

           


Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Bệnh mạn tính - nguyên nhân và biện pháp phòng tránh

Bệnh mạn tính là gì? nguyên nhân và biện pháp phòng tránh.

Bệnh mãn tính là loại  bệnh đang trở thành mối lo ngại ngày càng lớn cho gia đình và xã hội. Do nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng nên việc điều trị gặp rất nhiều trở ngại. Ngoài ra, những hệ quả từ bệnh mãn tĩnh gây ra cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
Các nhà khoa học HOA KỲ đã phát hiện ra nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh mãn tính là do cách ăn uống và không lựa chọn đúng loại thức ăn có các tố chất phòng và kháng bệnh cho con người.
Theo WHO, bệnh mãn tĩnh là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gian bị bệnh thường rất lâu. Bệnh mạn tính không thể ngừa bằng vắc xin, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất. Bệnh mạn tính phần lớn không do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm gọi là bệnh mạn tính không lây nhiễm. Xu hướng thế giới là bệnh mạn tính không lây nhiễm ngày càng nhiều. 
Bệnh có xu hướng tăng dần theo tuổi tác. Riêng nước Mỹ, ước tính đến năm 2049, số tàn tật chức năng do viêm xương khớp, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh mạch vành, ung thư và suy tim tăng ít nhất 300 %. Thuật ngữ “mạn tính” có thể có hoặc không trong tên gọi bệnh lý.
Bốn loại bệnh không lây nhiễm chính là bệnh tim mạch (như nhồi máu cơ tim và đột quỵ), ung thư, bệnh hô hấp mãn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản) và đái tháo đường.
Chi tiết các loại bệnh trong bốn loại bệnh ở trên và một số nhóm bênh mãn tính khác:
·         Bệnh hô hấp mãn tính: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn, hen và khí phế thủng…
·         Bệnh nội tiết: béo phì, đái tháo đường…
·         Bệnh lý tâm thần kinh: sa sút trí tuệ, trầm cảm…
·         Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não…
·         Bệnh tự miễn như viêm loét đại tràng, lupus ban đỏ…
·         Bệnh xương khớp mãn tính: viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp (thoái khớp), loãng xương…
·         Hội chứng mệt mỏi mãn tính.
·         Suy thận mãn tính.
·         Ung thư.
·         Viêm gan mãn tính.
Gánh nặng của bệnh mạn tính là gì?
Bệnh mãn tính hiện nay là nguyên nhân tử vong và tàn tật chính trên thế giới. Các bệnh mạn tính không lây nhiễm chính như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh đường hô hấp chiếm 57% trong 59 triệu tử vong hàng năm và 46% gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Mỗi năm, nhồi máu cơ tim gây chết 7,2 triệu người, đột quỵ (nhồi máu não và xuất huyết não) gây chết 5,5 triệu người còn tăng huyết áp và các bệnh tim khác gây chết 3,9 triệu người.
Hiện nay thế giới có hơn một tỉ người cân nặng vượt chuẩn và ít nhất 300 triệu người bị béo phì.
Ước tính có 177 triệu người đái tháo đường, phần lớn là đái tháo đường típ 2 và hai phần ba người đái tháo đường sống tại các nước đang phát triển.
Khoảng 75% bệnh tim mạch do các yếu tố chính sau gây ra: loạn mỡ máu, tăng huyết áp, ít ăn rau và trái cây, ít vận động thân thể và hút thuốc lá.
Năm trong số 10 yếu tố nguy cơ gánh nặng bệnh tật toàn cầu theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2002: béo phì, tăng huyết áp, loạn mỡ máu, uống rượu và hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh mạn tính.
Thống kê Hoa Kỳ cho thấy người từ 65 tuổi trở lên, có 75% bị ít nhất một bệnh mạn tính và 50% bị ít nhất 2 bệnh mạn tính.
Tại sao lại mắc bệnh mạn tính?
Do sự tác động lâu dài của các yếu tố (Các độc tố, quá tải chức năng, tuổi tác, thói quen sinh hoạt, tâm sinh lý…) đến cơ thể gây suy giảm, thoái hóa, rối loạn các chức năng sống của cơ thể.
 Nguyên lý điều trị bệnh mạn tính là gì?
Giúp cơ thể phục hồi các chức năng sống để trở về trạng thái hoạt động bình thường phù hợp với sinh lý,  tuổi tác và môi trường sống.
 
Nguyên tắc chữa trị bệnh mạn tính như thế nào?

- Đặc điểm nổi bật trong điều trị bệnh mạn tính là áp dụng những chế độ kiểm soát bệnh lâu dài nhằm phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng sống và hạn chế tối đa biến chứng thực thể và chức năng.
- Nên bắt đầu bằng tập luyện, phục hồi chức năng, thay đổi lối sống dùng thực phẩm chức năng hoặc thuốc có nguồn gốc tự nhiên. Đây là những biện pháp an toàn, không gây tác dụng phụ và phù hợp sinh lý.

- Chỉ dùng thuốc Tây khi thật cần thiết và phải có chỉ định của bác sỹ.
- Nâng cao kiến thức cho người bệnh để tự theo dõi, chăm sóc và kiểm soát bệnh.
- Kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh trong việc áp dụng các chế độ điều trị: theo dõi bệnh, chế độ sinh hoạt, tập luyện, điều chỉnh thuốc.

Phòng bệnh mạn tính như thế nào?
Ăn nhiều rau và trái cây để phòng bệnh mạn tính
Ăn nhiều rau và trái cây để phòng bệnh mạn tính.
 
Theo ngạn ngữ cha ông, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đây là giải pháp thông minh và ít tốn kém nhất.
 Các biện pháp phòng bệnh mạn tính bao gồm:
· Ăn nhiều rau và trái cây cũng như đậu và ngũ cốc toàn phần (ăn cả cùi của hạt, màng gạo),
 hạn chế ăn gạo xát trắng.
· Vận động thể lực mức độ trung bình mỗi ngày 30 phút, ít nhất 5 lần mỗi tuần.
· Chuyển từ ăn mỡ động vật bão hoà sang dầu thực vật chưa bão hoà.
· Giảm ăn mỡ, muối và đường.
· Duy trì cân nặng chuẩn (chỉ số khối cơ thể nằm trong khoảng 18,5 đến 24,9, tính bằng cách lấy cân nặng tính bằng kilogam chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét).
· Không hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc.
Có đến 80% bệnh mạch vành, 90% đái tháo đường típ 2 và 1/3 ung thư có thể tránh được nhờ chế độ ăn lành mạnh, tăng vận động thể lực và bỏ hút thuốc.
· Sàng lọc một số ung thư như ung thư đại tràng, tiền liệt tuyến, ung thư vú theo độ tuổi tương ứng; ví dụ: đàn ông từ 50 tuổi trở đi nên nội soi đại tràng để phát hiện ung thư đại tràng và xét nghiệm dấu ấn sinh học kháng nguyên tiền liệt tuyến (PSA-Prostate-specific antigen) 3 năm/lần để phát hiện ung thư tiền liệt tuyến còn phụ nữ từ 50 tuổi trở lên thì tự khám vú hàng tháng một lần và chụp tuyến vú 1-2 năm/lần đối với người có nguy cơ cao.

Khi đã bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, gút…việc chữa trị giúp bình ổn bệnh, hạn chế biến chứng, giúp người bệnh sinh hoạt bình thường, đặc biệt là giảm chi phí; ví dụ: nếu không kiểm soát tốt tăng huyết áp thì người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim; lúc xảy ra biến chứng, người bệnh không những phải chữa trị tăng huyết áp mà còn thêm chi phí chữa trị nhồi máu cơ tim vốn tốn kém gấp bội và sau khi qua cơn nguy cấp thì chi phí chữa bệnh bao gồm chi phí chữa tăng huyết áp , cao huyết áp và chi phí chữa di chứng nhồi máu cơ tim.
Ths Bs. Nguyễn Văn Xuân