Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

SỎI THẬN - ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT


SỎI THẬN - ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT

Sỏi thận là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới với 7% tỷ lệ mắc phải ở người lớn và ≥30% tỷ lệ tái phát trong vòng 10 năm.
Tỷ lệ sỏi thận tăng lên toàn cầu với tỷ lệ phổ biến ước tính lên đến 15%. Trong suốt cuộc đời, khoảng  7%  phụ nữ và 13% đàn ông có thể bị sỏi thận.
Vậy sỏi thận là gì, cơ chế hình thành sỏi thận thế nào? biện pháp gì có thể phòng tránh được sỏi thận? để hiểu rõ những vấn đề này xin mời các bạn tham khảo bài viết sau.


1. SỎI THẬN LÀ GÌ?

n  Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành từ các khoáng chất và muối có trong nước tiểu bên trong thận.
n  Sỏi thận có nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu - từ thận đến bàng quang. Thông thường, sỏi hình thành khi nước tiểu cô đặc, các khoáng chất kết tinh lại với nhau.
n  Điều trị sỏi thận có thể gây đau đớn, nhưng những viên sỏi thường không gây tổn thương vĩnh viễn nếu được phát hiện kịp thời. Tùy thuộc vào tình trạng, người bị sỏi thận có thể chỉ cần uống thuốc giảm đau và uống nhiều nước để điều trị. Trong các trường hợp khác, nếu sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu, gây ra nhiễm trùng tiết niệu hoặc gây biến chứng thì có thể cần phẫu thuật
2. SỎI THẬN BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Sỏi thận có thể không gây ra triệu chứng cho đến khi nó di chuyển trong thận hoặc đi vào niệu quản - ống nối thận và bàng quang. Khi đó, có thể xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Đau dữ dội ở một bên và lưng, bên dưới xương sườn
  • Đau lan đến vùng bụng dưới và háng                                               
  • Đau theo đợt với mức độ đau khác nhau
  • Đau khi đi tiểu
  • Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu
  • Nước  tiểu    cặn hoặc có mùi hôi
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường                                              
  • Sốt và ớn lạnh nếu có nhiễm trùng
  • Đi tiểu liên tục
  • Đi tiểu một lượng nhỏ                                            
3. SỎI THẬN HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Có nhiều loại sỏi thận. Biết được sỏi thận thuộc loại nào giúp xác định nguyên nhân và có thể đưa ra biện pháp thích hợp để giảm nguy cơ bị sỏi thận nhiều hơn. Nếu có thể, hãy giữ lại viên sỏi sau khi được điều trị và mang đến bác sĩ phân tích nguyên nhân chính xác. Các loại sỏi thận bao gồm:
SỎI CAN-XI
Đây là loại sỏi thận phổ biến nhất, thường có cấu tạo là canxi oxalate. Oxalate có trong nhiều loại thực phẩm như một số loại rau quả, hạt, sô-cô-la. Vitamin D liều cao có thể làm tăng nguy cơ mắc loại sỏi này.

SỎI STRUVITE
Sỏi struvite hình thành do nhiễm trùng, ví dụ như nhiễm trùng đường tiết niệu.


SỎI AXIT URIC
Sỏi axit uric hình thành ở người không uống đủ nước, ra nhiều mồ hôi và người có chế độ ăn nhiều protein.


SỎI CYSTINE

Loại sỏi này hình thành ở người mắc chứng rối loạn di truyền khiến thận tiết ra quá nhiều một số loại axit amin nhất định.

4. CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ PHÁT TRIỂN SỎI THẬN LÀ GÌ?

  • Tiền sử bệnh cá nhân và gia đình
  • Một số chế độ ăn kiêng
  • Thiếu nước
  • Bị béo phì
  • Bị các bệnh tiêu hóa hoặc phẫu thuật
Mắc một số bệnh lý
Các bệnh và tình trạng có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận của bạn bao gồm nhiễm toan ống thận, u nang niệu, cường cận giáp, một số loại thuốc và một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SỎI THẬN
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có sỏi thận, bạn có thể thực hiện các xét nghiệm và thủ thuật chẩn đoán, chẳng hạn như
Siêu âm, chụp Xquang

Hình siêu âm phát hiện sỏi thận tại phòng khám Xuân Tuyên
Phân tích sỏi
Người bệnh có thể được yêu cầu đi tiểu thông qua một bộ lọc để lấy viên sỏi được thải ra.
Phân tích ở phòng thí nghiệm sẽ cho biết về kết cấu viên sỏi thận.  Từ đó, bác sĩ sử dụng
thông tin này để xác định nguyên nhân gây sỏi thận và lên kế hoạch phòng ngừa phù hợp
hơn.
6. ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN NHƯ THẾ NÀO?
Uống nhiều nước điều trị sỏi thận
Điều trị sỏi thận có nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào loại sỏi và nguyên nhân.
Sỏi nhỏ và không gây biến chứng
Uống nước
Uống từ 1,9 đến 2,8 lít mỗi ngày có thể giúp loại bỏ sỏi khỏi hệ thống tiết niệu của bạn.

Uống thuốc điều trị sỏi thận


Thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, giúp sỏi thận đi ra ngoài nhanh hơn và ít đau hơn






Sỏi lớn và sỏi có gây biến chứng
 Sỏi thận lớn không thể được điều trị bằng các biện pháp nội khoa - vì chúng quá lớn để tự mình đi ra ngoài hoặc vì chúng gây ra chảy máu, tổn thương thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu - có thể cần điều trị nhiều hơn. Có thể điều trị sỏi lớn bằng: 
·         Sử dụng sóng âm để tán sỏi ngoài cơ thể

·         Phẫu thuật lấy sỏi lớn trong thận
·         Soi niệu quản để gắp bỏ sỏi
7. LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA SỎI THẬN?
Thay đổi lối sống giúp giảm nguy cơ sỏi thận:
·         Uống nước nhiều trong ngày.
·         Ăn ít thức ăn giàu oxalate như sô cô la, ca cao, trà, các loại quả mọng, kiwi, nho tím, ….
·         Chọn chế độ ăn ít muối và protein động vật.
·         Thường ăn các thực phẩm giàu canxi, nhưng thận trọng khi dùng thuốc bổ sung canxi
Thuốc uống để phòng ngừa sỏi thận
Thuốc có thể kiểm soát lượng khoáng chất và muối trong nước tiểu có thể giúp hạn chế sự hình thành 1 số loại sỏi thận.  Loại thuốc mà bác sĩ kê toa sẽ tùy thuộc vào loại sỏi thận mắc phải



Ngày 1 tháng 11 năm 2018
Phòng khám Xuân Tuyên
Ths,Bs. Nguyễn Văn Xuân



1 nhận xét :